Tham khảo Chính_sách_không_can_thiệp_tích_cực

    Bài viết liên quan đến Hồng Kông này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
    Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

    Chính sách Không can thiệp tích cực (chữ Hán: 積極不干預, Tích cực Bất can dự, tiếng Anh: Positive non-interventionism) là chính sách kinh tế được chính quyền Hồng Kông áp dụng từ năm 1971 và đã tạo nên sự phồn thịnh kinh tế nổi bật tại Hồng Kông từ đó đến nay. Chính sách này chủ trương rằng chính quyền hãy để cho dân chúng tự do kinh doanh mà không can thiệp bằng những biện pháp kinh tế như đánh thuế cao, đặt ra xuất nhập khẩu, hay chính quyền điều khiển kinh tế. Chính sách này được Bộ trưởng Tài chính Hồng Kông người Anh là ông John Cowperthwaite bắt đầu cho áp dụng từ năm 1971 và được các Bộ trưởng Tài chính Hồng Kông như ông Philip Haddon-Cave tiếp tục thi hành cho đến nay. Ông Hadden-Cave giải thích rằng chính quyền chỉ nên tích cực sau khi cân nhắc thật cẩn trọng xem sự can thiệp ấy có thật sự mang lại lợi ích hay chỉ tạo thêm trì trệ kinh tế.

    Chính sách Không can thiệp tích cực dựa trên chính sách thương mại tự do theo chủ thuyết kinh tế học tân cổ điển mà những nhà kinh tế gia nổi tiếng như Adam Smith đã cổ xướng từ thế kỷ 18.